Tìm hiểu về công nghệ mạ vàng trên đồng hồ đeo tay

Ngày nay chiếc đồng hồ đeo tay không chỉ là một phương tiện để xem thời gian, mà còn đóng vai trò như một vật trang sức. Chính vì lẽ đó, sở hữu một chiếc đồng hồ mạ vàng thể hiện bạn là người đẳng cấp, sang trọng bởi những lớp mạ vàng sáng bóng chính là vũ khí hút mọi ánh nhìn. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc lớp mạ này được sử dụng bằng công nghệ gì, lớp mạ có bị bay màu, bền không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về công nghệ mạ vàng trên đồng hồ đeo tay nhé.

Mạ vàng đồng hồ là việc phủ lên những phần lõi kim loại của đồng hồ bằng một lớp vàng mỏng với độ dày tùy theo giá trị của chiếc đồng hồ. Phương pháp mạ vàng đồng hồ 18K và 24K được các thương hiệu đồng hồ trên thế giới áp dụng phổ biến hiện nay là mạ điện và mạ vàng PVD.

Những mẫu đồng hồ mạ vàng cao cấp mới được nhà sản xuất phủ lên một lớp công nghệ mạ PVD trên bề mặt kim loại đá quý hay phần thân đồng hồ, dây kim loại, chốt khóa,… để tăng sự cuốn hút , vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho chiếc đồng hồ.

Các công nghệ mạ vàng trên đồng hồ đeo tay phổ biến

Có rất nhiều công nghệ cao cấp được áp dụng trong việc mạ vàng đồng hồ, những công nghệ này đều rất tiên tiến và được áp dụng trong hầu hết các dòng đồng hồ cao cấp.

Các công nghệ được dùng trong đồng hồ mạ vàng
Các công nghệ được dùng trong đồng hồ mạ vàng
  • PVD (viết tắt của Physical Vapour Depostion): Là phương pháp mạ bay hơi lắng đọng tự nhiên ( mạ để khô tự nhiên), được thực hiện dưới điều kiện chân không (10-2 đến 10-4 Torr). Đây được coi là công nghệ mạ hiện đại, cải tiến nhất hiện nay, cho đồng hồ lớp mạ bền đẹp cũng như tuổi thọ cao hơn so với khi không được phủ lớp mạ.
  • CVD (viết tắt của Chemical Vapour Deposition): Là phương pháp mạ lắng hơi bằng hoá chất, làm khô lớp mạ theo hóa chất.
  • MGP ( Multi Gold Planting): Là phương pháp mạ vàng nhiều lớp với hiệu quả cao giúp cho lớp mạ vàng trên đồng hồ được bền màu rất lâu so với các phương pháp mạ vàng thông thường.
  • IP ( Ion plating – Mạ Ion):  Là việc áp dụng các tế bào điện tích (-) hay (+) hoà vào kết cấu mạng tinh thể kim loại tạo nước mạ thấm sâu và khó phân rã, theo nghĩa đơn giản là mạ điện tích).

Đối với những hình thức của mạ điện thì dòng điện một chiều cung cấp cho cực dương, cũng như oxy hóa hỗn hợp kim loại của nó đều hòa tan trong một dung dịch điện phân. Từ đó, các icon kim loại đã hòa tan được phân giảm tại cực âm, xi mạ kim loại vào các item. Những mạch dòng điện chạy qua mạch đều mang tốc độ cực âm hòa tan với tỷ lệ mà tại các điểm được mạ tại cực âm.

Cách bảo quản đồng hồ đeo tay mạ vàng

Bảo quản đồng hồ đeo tay mạ vàng
Bảo quản đồng hồ đeo tay mạ vàng

Đối với các đồng hồ dùng công nghệ mạ, kể cả là tốt đi chăng nữa, cũng nên bảo quản, giữ gìn một cách cẩn thận. Vì thực chất lớp mạ vàng trên đồng hồ chỉ là một lớp rất mỏng và hoàn toàn có thể bị bong tróc hoặc xỉn màu sau thời gian dài sử dụng.

Một số cách bảo quản đồng hồ đeo tay mạ vàng mà người sử dụng nên biết như:

  • Thường xuyên vệ sinh bằng cách dùng bông để lau nhẹ nhàng qua nhằm loại bỏ bủi bẩn bám trên kẽ đồng hồ và mồ hôi tay.
  • Khi tháo đồng hồ không sử dụng bạn nên tìm vị trí thông thoáng và lót một miếng bông mỏng phía dưới trước khi đặt đồng hồ.
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa. Đặc biệt lưu ý, không nên dùng khăn, giấy cứng đểu lau chùi dễ khiến đồng hồ bị trầy xước.

Trên đây là những kiến thức về công nghệ mạ vàng trên đồng hồ đeo tay cùng cách bảo quản đồng hồ mạ vàng cao cấp. Hy vọng, với các kiến thức này sẽ hữu ích với bạn trên hành trình khám phá những chiếc đồng hồ thời gian và xin chân thành cảm ơn vì đã dõi theo bài viết của chúng tôi!

The post Tìm hiểu về công nghệ mạ vàng trên đồng hồ đeo tay appeared first on VNTime.



source https://vntime.org/cong-nghe-ma-vang-tren-dong-ho-deo-tay.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đài phun nước phao nổi là gì?

Vùng mù của cảm biến siêu âm là gì ? Các loại cảm biến siêu âm

Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non